Nam 9X học đầu bếp: ‘Đừng phân biệt nấu ăn là nghề của con gái’
Thời gian học ngắn, mức lương hấp dẫn, cơ hội tìm việc cao cộng với xu hướng phát ngành ẩm thực khiến không chỉ các cô gái mà nhiều chàng trai quyết tâm theo nghề bếp.
Trong những năm gần đây, nghề bếp đang khẳng định vị thế quan trọng trong sự phát triển chung của khối ngành du lịch, dịch vụ, nhà hàng – khách sạn nói chung và ngành kinh doanh ẩm thực nói riêng. Ngày 16/1, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặt ra những mục tiêu to lớn và nặng nề cho ngành du lịch: đến năm 2020 đón 17- 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 lượt khách du lịch nội địa, đóng góp khoảng 10% GDP cho kinh tế đất nước.
Cũng từ những triển vọng phát triển đó, nhiều bạn trẻ đã nắm bắt xu hướng, theo học ngành quản trị khách sạn, ẩm thực mà Nguyễn Thanh Bình là một trong số đó. Thanh Bình hiện là lớp trưởng lớp Nghệ thuật ẩm thực, trường Quốc tế Citysmart Hotel Management (CHM).
– Các bạn trai thường theo những ngành học mạnh mẽ nên chọn theo các ngành xây dựng, kỹ thuật, công nghiệp…. Lý do gì khiến bạn theo đuổi ngành được coi là dành cho phái yếu như nấu ăn?
– Bản thân tôi đã yêu thích nấu ăn từ nhỏ. Có rất nhiều người từng hỏi tôi “Tại sao con trai lại làm nghề của con gái, không sợ người ta cười à?”. Trên thực tế chưa có sự phân biệt nào để nói rằng nấu ăn là nghề của con gái.
Điển hình như trên thế giới nói chung có rất nhiều đầu bếp danh tiếng là nam giới. Trên các show truyền hình, trong các vị vua đầu bếp nổi tiếng thì nam giới chiếm số đông. Vì thế, tốt nghiệp cấp 3 xong, tôi không chọn thi đại học như các bạn cùng trường mà đăng ký học đầu bếp để hoàn thiện đam mê.
– Học nghề chưa bao giờ là sự lựa chọn đầu tiên của đa số học sinh và phụ huynh bởi tâm lý “làm thầy vẫn hơn làm thợ”. Rất nhiều bạn trẻ thiếu định hướng về tương lai, mải mê đăng ký những ngành hot dù không hề thích. Bạn nghĩ sao về vấn đề này?
– Bản thân tôi không thể làm công việc mình không thích suốt 8 tiếng đồng hồ và lâu dài trong nhiều năm. Thật may mắn là gia đình luôn ủng hộ quyết định trở thành đầu bếp của tôi. Bố mẹ khuyến khích tôi phát triển đam mê bằng cách đăng ký các lớp nấu ăn cuối tuần.
Về phía bản thân, trong quãng thời gian học cấp 2, tôi đã bắt tay vào tìm kiếm những thông tin liên quan trên các trang mạng. Nhờ đó, tôi biết tới các talkshow, hội thảo hướng nghiệp giao lưu với chuyên gia đầu ngành như tại trường Quốc tế Citysmart Hotel Management nên đã đăng ký tham dự.
– Có rất nhiều trường đào tạo về nghệ thuật ẩm thực tại Hà Nội. Lý do gì khiến bạn lựa chọn CHM?
– Tôi đã tham khảo rất nhiều trường dạy nấu ăn và biết rằng CHM là trường hiếm hoi đào tạo nghề bếp bằng tiếng Anh, với khung chương trình giảng dạy và bằng cấp được kiểm duyệt bởi CTH – Liên đoàn quản trị du lịch và nhà hàng khách sạn Anh quốc. Tại CHM, dưới sự giảng dạy của giảng viên chuyên ngành cùng môi trường học tập chuyên nghiệp, tôi được phát triển và sáng tạo thỏa sức.
– Sau khi tốt nghiệp, bạn dự định gì cho tương lai?
– Sau hơn 4 tháng học tại CHM, tôi đặc biệt thích chuyên ngành bếp Âu. Mong muốn sau này của tôi là được làm việc trong khách sạn J.W. Marriott Hanoi.
Ông Thomas Chan, Hiệu trưởng CHM cho biết, hơn 5 năm đào tạo nghề đầu bếp, gần như 100% học sinh CHM sau khi ra trường đều tìm được việc tại các nhà hàng, khách sạn, tự mở nhà hàng kinh doanh. Nhiều người đã trở thành bếp trưởng của những khách sạn 5 sao như Daewoo, Sheraton, Intercontinental, J.W. Marriott, Lotte… Độc giả liên hệ để được tư vấn thông tin khóa học:
Địa chỉ: 162A Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội.
Hotline: 098 428 6161 – ĐT: 024 7108 6161.
Website: www.CHM.edu.vn
Facebook: www.facebook.com/chm.edu/
Email: marketing@chm.edu.vn
Theo: news.zing.vn